(a) Giao thông đường thuỷ.
- Hoàn chỉnh cảng An Thới và Dương Đông theo dự án đã được phê duyệt thành các cảng tổng hợp phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống trên đảo. Xây dựng thêm kè chắn sóng Dương Đông tạo điều kiện cho tàu thuyền đánh bắt cá của nhân dân neo đậu vào mùa sóng lớn.
- Xây dựng mới cảng Mũi Đầm trên cơ sở xây dựng đê chắn sóng từ Mũi vịnh Đầm. Đê này có chiều dài gần 1km, cao khoảng 5m. Đê chắn sóng này sẽ thay dự án mở rộng cửa sông để tàu tránh sóng lớn neo đậu đã được phê duyệt trước đây. Cảng này trở thành cảng tổng hợp sử dụng quanh năm và nơi tránh sóng lớn cho các tàu thuyền trên bờ phía Đông đảo.
- Xây dựng cảng du lịch nước sâu tại mũi Đất Đỏ. Cảng này vừa phục vụ nhu cầu cho các tàu du lịch quốc tế lớn vừa phục vụ nhu cầu giao thương quốc tế và khu vực trong tương lai.
- Các trung tâm đánh bắt hải sản lớn như Hàm Yên, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu.v.v.. xây dựng bến đánh bắt hải sản kết hợp cho các tàu du lịch neo đậu.
- Xây dựng bến du lịch để giao lưu du lịch và giao thương với Campuchia tại Gành Dầu.
(b) Định hướng quy hoạch giao thông đường bộ.
+ Mạng lưới đường chính: phục vụ các nhu cầu của đảo kết hợp an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, trong tương lai mạng lưới này phục vụ nhiều nhất trong việc chuyên chở khách du lịch từ khu vực này tới khu vực khác. Mạng lưới này dự kiến quy hoạch như sau:
- Xây dựng tuyến đường trục của đảo từ An Thới đi Dương Đông theo tuyến trong sau đó nối với đường Dương Đông- Bãi Thơm, Gành Dầu. Đoạn từ ngã ba Bãi Thơm- Gành Dầu tới An Thới xây dựng đường cấp 3 đồng bằng phục vụ phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch của Phú Quốc. Mặt cắt ngang đường này là 7,5mx2, giải ngăn cách giữa rộng 5m, giải cách ly 2 bên 10mx2, lộ giới khoảng 40-45m (cắt 3-3). Chiều dài tuyến này khoảng 49km. Từ đường trục này có các nhánh đi tới các khu du lịch trên đảo.
- Xây dựng đường hậu cần du lịch chạy ven đảo từ An Thới qua Mũi Đất đỏ sau đó đi Dương Đông, Cửa Cạn, Gành Dầu, vòng núi Hàm Rồng, Núi Chao tới vành mũi Đá Chồng đi Hàm Ninh, Bãi Vòng mặt đường 7,5m, giải cách ly 2 bên 10mx2, lộ giới 27-30m. Tuyến này có chiều dài khoảng 150km đi song song với bờ biển cách bờ biển tại các bãi du lịch từ 500- 1000 m nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển các khu du lịch.
- Xây dựng tuyến đường trung tâm đô thị và du lịch từ An Thới qua Dương Tơ tới Dương Đông: mặt đường 7,5x2, dải ngăn cách giữa 5m trồng cây lớn tạo bóng mát, vỉa hè mỗi bên 10m, lộ giới 42m.
+ Các loại đường khác:
- Đường xã, đường nông thôn cần có mặt đường rộng 3- 3,5 m, cách mỗi 100 m cần làm đoạn tránh rộng 6 m, dài 15 m, đoạn đi qua đô thị đường cần có kết cấu tráng nhựa để bảo đảm vệ sinh đô thị. Toàn bộ cầu qua các sông rạch cần được bê tông hóa tạo điều kiện cho nhân dân đi lại sinh hoạt thuận tiện, các cháu học sinh đi học dễ dàng .
- Đường Đô Thị : Mạng lưới đường trong các đô thị như thị trấn, trung tâm xã cần được xây dựng theo quy hoạch đã được duyệt, mặt đường được nhựa hóa và trên vỉa hè cần có đèn chiếu sáng, cây bóng mát và lát gạch tạo thuận tiện cho người đi bộ, có hệ thống thoát nước tốt ,mặt đường 7-12m, vỉa hè rộng trên 6m.
- Các đường phục vụ du lịch và đường chính đảo khi đi qua trung tâm xã thị trấn và khu du lịch, bãi tắm cần được thiết kế thành đường tránh dành cho xe quá cảnh.
+ Hệ thống bến xe :
- Bến xe khách các thị trấn : được đặt theo vị trí của quy hoạch và được trang bị đầy đủ các tiện nghi cho hành khách như :
§ Khu bến tráng nhựa
§ Khu văn phòng, khu nhà chờ
§ Khu dịch vụ , vệ sinh , hậu cần
§ Các công trình phụ khác
§ Lớp cây xanh cách ly với nhà dân , công viên nhỏ trong khuôn viên
- Bến xe hàng hóa : bố trí tại các khu công nghiệp.
+ Phương tiện giao thông :
- Với mục đích tránh ô nhiễm môi trường, các phương tiện phải mới, dùng xăng không pha chì, tải trọng không quá lớn để không phá hoại mặt đường.
- Hạn chế dần lượng xe máy, đặc biệt loại trừ dần các xe quá cũ nhằm tránh gây ô nhiễm và tai nạn .
- Phát huy việc đi bộ, đi xe đạp vì đây là biện pháp giao thông có giá trị nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường.
- Bước đầu nên dùng xe buýt công cộng trên các tuyến đường dài có nhiều hành khách đi lại.
- Dùng xăng không pha chì cho các phương tiện giao thông bộ.
- Về lâu dài dùng tàu điện cao tốc trên các tuyến nối đô thị Dương Tơ và các khu du lịch .
(c) Định hướng quy hoạch sân bay
- Từ nay tới năm 2010, sân bay Phú Quốc sử dụng sân bay hiện hữu theo dự án cải tạo hiện hành. Bên cạnh đó cần thiết tiến hành các thủ tục về đất đai để xây dựng sân bay quốc tế mới Dương Tơ có diện tích khoảng 800ha.
- Sau năm 2010 xây dựng sân bay quốc tế mới Dương Tơ (khu vực Rạch Cửa Lấp) với chiều dài đường băng 3 ÷ 3,5 Km cho các loại máy bay chở khách lui tới. Có thể nghiên cứu để sân bay mới này hoạt động sớm hơn. Quy mô hành khách của sân bay tới năm 2020 khoảng 2- 2,5 triệu hành khác, trong đó khoảng 1 triệu khác quốc tế. Vầ lâu dài sân bay có thể mở rông quy mô đón 4- 5 triệu khách/năm.
- Sau năm 2010 sân bay hiện hữu tại Dương Đông có thể sử dụng để xây dựng để xây dựng các khách sạn cao tầng, trung tâm thương mại, du lịch.v.v….