Skip Navigation LinksChiTiet

Quy hoạch

Xem với cỡ chữAA

Định hướng quy hoạch cấp nước

(2013-09-30 00:00:00)

Định hướng quy hoạch cấp nước.

* Định hướng quy hoạch cấp nước
(a) Nhu cầu dùng nước

Dân số đô thị và các trung tâm xã tại Phú Quốc dự kiến khoảng 110- 120.000 người tới năm 2010 và 200.000- 250.000 người vào năm 2020. Nhu cầu dùng nước tới năm 2010 khoảng 18.000- 20.000 m2/ngày đêm và khoảng 45.000- 50.000 m2/ngày đêm vào năm 2020 (tính cho khoảng 20% khách lưu trú và 30% cho nhu cầu dịch vụ và sản xuất công nghiệp +TCN).

(b) Nguồn nước

- Nước ngầm : Hiện nay toàn đảo Phú Quốc chưa có tài liệu đánh giá trữ lượng và khả năng cho phép khai thác nước ngầm cụ thể. Theo các đánh giá sơ bộ, khả năng khai thác nước ngầm làm nguồn cấp nước chỉ có thể đạt tối đa 4000 - 5000 m3/ngày và không nền khai thác tập trung. Vì vậy, nguồn nước ngầm chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt của các khu vực dân cư thấp hoặc phân tán ở các khu ngoài đô thị. Nước ngầm khai thác bằng giếng khơi, giếng dạng Unicef với tầng nước mạch nông 5 - 10 m hoặc 20 - 30 m.

- Nước mặt : Trên toàn đảo hiện có một số sông rạch lớn như rạch Cửa Cạn, sông Dương Đông và một số các suối, rạch khác. Các sông rạch này không có khả năng lấy nước trực tiếp làm nguồn cấp nước do khi mùa khô (4 - 5 tháng không mưa). Vì vậy, khi sử dụng nước mặt làm nguồn cấp nước tập trung cần phải xây dựng hồ chứa, dung tích của hồ đủ cho khoảng 160 ngày không có mưa.

- Hiện nay, trên sông Dương Đông đã cho xây dựng hồ Dương Đông có W = 3,3 triệu m3. Hồ có khả năng tăng dung tích lên W = 6 triệu m3 nếu nâng cao đập tràn.

- Để có nguồn cấp nước ổn định cho toàn đảo, dự kiến xây dựng các hồ chứa ở các suối, rạch có khả năng. Riêng với rạch Cửa Cạn, hiện đã chuẩn bị xây dựng dự án hồ Cửa Cạn có dung tích W = 33 triệu m3. Hồ vừa làm nhiệm vụ cấp nước cho nông nghiệp, vừa cấp nước sinh hoạt cho toàn đảo.

Theo định hướng quy hoạch tới năm 2020, toàn đảo cần 18.500 m3/ngày. Như vậy, nguồn cấp nước chính không có khả năng lấy từ nước ngầm, cần phải sử dụng nước mặt thông qua việc xây dựng các hồ chứa, kết hợp thủy lợi và cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra, có thể xem xét đến các khả năng vận chuyển nước từ đất liền (mua từ Campuchia). Song, nguồn này chỉ để dự phòng vì khả năng kinh tế không thuận tiện. Đối với nguồn nước ngọt được xử lý từ nước biển cũng khó khả thi về kinh tế vì lưu lượng lớn.

Để phục vụ nhu cầu cấp nước bền vững và lâu dài cần nghiên cứu phương án đưa nước từ đất liền ra đảo thông qua hệ thống đưa nước từ sông Hậu qua kênh Vĩnh Tế tới Hà Tiên và xây dựng đường ống dẫn nước qua đáy biển Hà Tiên- Phú Quốc. Phương án này xây dựng sớm sẽ tránh được việc xây dựng hồ lớn tại Cửa Cạn sau năm 2010. Đường ống dẫn nước cần nghiên cứu để cấp cho Phú Quốc từ 50.000- 60.000 m3/ngày đêm vào năm 2020 và sau đó tăng lên 100.000- 120.000 m3/ngày đêm cho tương lai dài của Phú Quốc.

(c) Công trình đầu mối :

Để cấp nước an toàn về lưu lượng và ổn định. Toàn đảo xây dựng 4 nhà máy nước tại 4 hồ chứa :

- Hồ chứa nước Dương Đông có W1 = 3,3 triệu m3 và W = 6 triệu m3. Tại đây, xây dựng nhà máy nước số 1 có Q = 15.000 m3/ngày.

- Hồ chứa nước Suối Lớn có dung tích W = 1,5 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước có Q = 3000 m3/ngày.

- Hồ chứa nước Rạch Cá có dung tích W = 1 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước số 2 có Q = 2000 m3/người.

- Hồ chứa nước Cửa Cạn có W = 33 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nướcsố 4 có Q = 25.000 m3/ngày. Đây là nhà máy nước chính của toàn đảo.

Đối với nước ngầm, chỉ khai thác với các khu vực dân sống rải rác, không tập trung có quy mô khai thác 1 - 3 m3/h (giếng khơi hoặc giếng Unicef).

Từ các nhà máy nước chính, xây dựng các tuyến chuyển tải nối với các nhà máy nước và dẫn nước cấp cho các khu vực xây dựng đô thị và du lịch toàn đảo.

EMC Đã kết nối EMC